Ngày nay, cùng với nhu cầu vật chất ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm hơn bao giờ hết với mục đích giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp nhất. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo nên nguồn nội lực để chúng ta làm tốt mọi công việc hàng ngày. Vậy để có một cơ thể khỏe mạnh thì bạn cần phải làm gì? Hãy tham khảo Top 10 bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà ReviewTop10 chia sẻ ngay sau đây để có cuộc sống vui, trẻ và khỏe hơn.
Uống đủ nước
Nước cần thiết cho mọi hoạt động tâm lý và thể chất của con người. Nhưng hầu hết mọi người không uống đủ nước. Việc cơ thể không được cung cấp đủ nước là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều chứng bệnh như: Đau đầu, đau lưng, viêm khớp, táo bón, mệt mỏi và nhiều căn bệnh khác nữa.
Uống nước nhiều là quan trọng nhất để chăm sóc sức khỏe bản thân .Vì vậy, bạn cần bổ sung nước thường xuyên và không để có cảm giác khát rồi mới uống. Nên uống ít nhất khoảng 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Uống đủ nước còn giúp sáng mắt, đẹp da, lưu thông máu, cải thiện giấc ngủ và bảo vệ tim mạch,… Một cốc nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có lợi cho tuần hoàn máu. Mặt khác, một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho lưu thông máu và hệ tiêu hóa.
Một ngày nên uống ít nhất khoảng 2 lít nước và không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Chế độ ăn uống khoa học
Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần dung nạp năng lượng từ thức ăn. Do đó, chúng ta cần phải có kiến thức về thực phẩm để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và khỏe mạnh. Hãy lựa chọn những thực phẩm an toàn, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản, chất phụ gia và tăng trọng,… Bạn nên hạn chế nấu các món chiên, xào, nướng và hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn, vì những thực phẩm này dễ chứa chất bảo quản.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn nhiều đồ mặn hoặc nhiều ngọt. Nên dùng các đồ tươi sống, các loại cá hoặc ăn hoa quả tươi trước bữa ăn từ 10 – 20 phút. Hãy làm phong phú thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nên hạn chế nấu các món chiên, xào, nướng và hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn
Chăm chỉ tập luyện thể thao
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thể dục là một biện pháp hữu hiệu để chăm sóc sức khỏe các tế bào miễn dịch. Chạy bộ, đi bộ hay đạp xe đều đặn là cách hữu ích để đẩy lùi sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Các bài tập thể dục dụng cụ hay Aerobic là các bài tập luyện giúp cho các khớp xương của bạn khỏe và linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng xơ cứng và giảm độ dày của mật độ xương.
1-2 giờ sau khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng hormon Endorphin, có tác dụng mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho cơ thể. Hormon Endorphin giúp xoa dịu những tế bào thần kinh căng thẳng, giúp bạn ăn ngon miệng hơn và cơ thể cũng dễ dàng hấp thu được các chất dinh dưỡng. Nhiều bạn bận rộn công việc, học tập không có thời giờ luyện tập thể thao hoặc không biết chọn địa điểm tập luyện nào phục vụ tốt nhất có thể lựa chọn tập luyện tại nhà. Những động tác vận động toàn thân sẽ giúp bạn tiêu hao lượng calo thừa và cho bạn một tinh thần sảng khoái. Chỉ cần 15 phút tập mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy thật khỏe khoắn để bắt tay vào làm những công việc khác.
Việc tập luyện thể dục thường xuyên, cơ thể lưu thông máu tốt hơn, máu vận chuyển lên não được dễ dàng hơn, giúp bạn tăng cường khả năng tập trung vào công việc, có trí nhớ tốt và phản ứng nhanh hơn.
Hãy tạo thói quen tập thể dục đều đặn
Cung cấp đủ canxi
Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương, giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của con người. Đặc biệt, canxi còn có vai trò quan trọng đối với hệ cơ. Hiện tượng co cơ sẽ không thể hoạt động tốt nếu không không cung cấp canxi đầy đủ. Bên cạnh đó, canxi còn là nguyên tố không thể thiếu được đối với việc duy trì và đảm bảo cho hệ cơ quan vận động, duy trì nhịp đập của tim, sự đông đặc của máu, nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Hậu quả của việc thiếu canxi là gây ra chuột rút, loãng xương, xương yếu, hay quên, mất ngủ, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bình thường của các tế bào thần kinh. Chính vì vậy, hãy uống sữa, sữa chua hoặc các thức uống giàu canxi khác để có sức khỏe tốt không chỉ cho hiện tại mà còn cho sức khỏe sau này của bạn.
Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương
Uống sữa trước khi đi ngủ
Uống một cốc sữa sẽ giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ. Đặc biệt, protein trong sữa giúp đốt cháy lượng mỡ thừa của cơ thể. Thành phần chính của sữa là protein, không thể được hấp thụ nhanh chóng, nên uống một cốc sữa trước khi ngủ sẽ giúp bạn bù đắp năng lượng tiêu hao trong một đêm và sáng hôm sau sẽ không cảm thấy đói cồn cào.
Trong sữa cũng có một lượng calo nhất định, thế nên muốn giảm cân bạn hãy chọn những loại sữa không đường và ít chất béo. Bạn nên uống sữa trước khi đi ngủ 2h, như vậy hiệu quả giảm cân sẽ tốt hơn. Không những thế, uống sữa trước khi đi ngủ còn bù đắp cho tình trạng thiếu máu về đêm, hỗ trợ cho xương chắc khỏe và còn giúp chúng ta ngủ ngon giấc hơn.
Uống một cốc sữa hỗ trợ cho xương chắc khỏe và giúp bạn ngủ ngon giấc hơn
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ chính là “nhiên liệu” giúp các bộ phận cơ thể hoạt động tốt. Thông qua giấc ngủ, cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi và tái tạo lại sức lực sau một ngày hoạt động. Vì vậy, việc nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc là “liều thuốc” rất cần thiết cho sức khỏe. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ khiến cơ thể trở nên khỏe khoắn hơn.
Giấc ngủ trưa nên bắt đầu lúc 13 giờ bởi vì đây là thời điểm các cơ quan cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và dễ chìm vào giấc ngủ nhất. Thời gian ngủ trưa chỉ khoảng 20 – 30 phút. Ngủ trưa quá lâu sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt khi thức dậy.
Còn buổi tối, bạn nên bắt đầu đi ngủ vào khoảng 22 – 23 giờ. Giấc ngủ của chúng ta thường sâu nhất trong khoảng từ 0 – 3 giờ sáng. Chính vì thế, chúng ta cần ít nhất 1 giờ để có thể tìm được giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và tái tạo lại sức lực sau một ngày hoạt động thông qua giấc ngủ
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Việc vệ sinh tay là điều tất yếu bạn cần phải làm để chăm sóc sức khỏe của chính mình. Hằng ngày, có hàng triệu vi khuẩn bám vào đôi tay của bạn. Vi khuẩn xuất hiện hầu hết ở những nơi bạn tiếp xúc, ngay cả nơi bạn tưởng chừng sạch nhất.
Việc vệ sinh đôi tay không chỉ bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn có ý nghĩa thể hiện sự văn mình, lịch sự trong hoạt động hằng ngày. Mọi người thường có thói quen đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng mà không hề nhận thức được tác hại việc này. Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi và miệng và khiến chúng ta bị bệnh. Vi trùng từ tay chưa được rửa sạch có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống trong khi mọi người đang chế biến hoặc ăn, từ đó làm cho cơ thể bị bệnh.
Chính vì thế, rửa tay trước và sau khi ăn chắc chắn là một thói quen rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Hãy rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Ngâm chân trong nước nóng
Việc ngâm chân trong nước nóng thực sự là một biện pháp giúp thư giãn sâu, giảm stress, áp lực công việc và phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngâm chân nước nóng thường xuyên mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và giảm chứng rối loạn lo âu. Giữa chân và các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ đối xứng, xoa bóp vào bất kì một khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích tuần hoàn máu, cân bằng nội tiết. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
Bên cạnh đó, ngâm chân nước nóng còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Ngâm chân nước nóng giúp lưu thông máu
Không uống nhiều rượu, bia
Nếu bạn uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến kích thước và hoạt động của bộ não. Các tế bào não bắt đầu thay đổi, thậm chí còn nhỏ hơn bình thường. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ của bạn.
Bên cạnh đó, dùng quá nhiều rượu bia còn khiến bạn có thể mắc bệnh thoái hóa tiểu cầu não, do các tế bào nơron ở tiểu não bị phá hủy và chết do tác động của rượu. Bị thoái hóa tiểu não khiến não bộ không thể kiểm soát được chức năng vận động và giữ thăng bằng, với một loạt các dấu hiệu như rung tay, chân, rung giật nhãn cầu….
Không chỉ vậy, khi uống quá nhiều hoặc uống các loại rượu có nồng độ cồn cao sẽ làm cho dịch vị trong dạ dày tăng cao, gây kích thích niêm mạc dạ dày, lúc này cơ thể sẽ có phản xạ nôn mửa nhằm giảm tình trạng kích ứng. Những ai thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, thậm chí gây ra tình trạng chảy máu dạ dày.
Chính vì vậy, hãy hạn chế “tửu lượng” trong bữa nhậu vì những cuộc vui quá chén sẽ làm bạn mệt đến hôm sau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Hãy hạn chế uống rượu bia để bảo vệ sức khoẻ của bản thân
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe hoặc tầm soát ung thư đối với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình.
Tùy vào độ tuổi khi đến khám, ngoài các nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ còn thực hiện các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên biệt liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi. Cụ thể, ở độ tuổi 18-30, khám và xét nghiệm tập trung vào các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao như viêm gan B, viêm gan C, bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai; khám kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân. Ở tuổi 30-40, tập trung tầm soát các bệnh lý có thể xuất hiện sớm ở độ tuổi này như bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout,… Ở phụ nữ, sẽ được tầm soát ung thư phụ khoa. Ở tuổi trung niên, khám tầm soát các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp,… và tầm soát các bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới,…
Bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ của mình thường xuyên
Sự khỏe mạnh của mỗi người là do chính bản thân quyết định. Dù học tập, bận rộn làm việc nhiều nhưng hãy dành chút thời gian quan tâm đến sức khỏe. Hy vọng với Top 10 bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà ReviewTop10 giới thiệu trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình!