Top 10 câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất khi đi xin việc làm mà ReviewTop10 tổng hợp trong bài viết này sẽ có xác suất được hỏi đến hơn 80% khi bạn tham gia phỏng vấn. Chính vì thế, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ các thông tin này trước khi đi phỏng vấn và tập trả lời thật nhuần nhuyễn cho từng vị trí công việc. Hãy tham khảo nhé!
Bạn hãy tự giới thiệu về mình?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết năng lực tổng hợp thông tin và các kỹ năng ở CV của bạn. Và cũng có nhà tuyển dụng chưa đọc kỹ hoặc chưa hề đọc CV của bạn.
Cách trả lời: Hãy trả lời tóm tắt ngắn gọn trong khoảng 3 phút về quá trình làm việc tính từ doanh nghiệp gần nhất trước đó. Bạn chỉ nên nói tên doanh nghiệp, thời gian, vị trí công việc thôi và đừng nên kể quá nhiều về những kinh nghiệm của mình. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì hãy nói về kinh nghiệm trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ hay khi thực tập,…
Nên tránh: Kể quá chi tiết về kinh nghiệm hay nói dài đến quê quán, điểm mạnh, điểm yếu. Hãy luôn nhớ rằng bạn chỉ có thời gian ngắn 2 – 3 phút để trả lời câu hỏi này.
Câu hỏi thường gặp khi xin việc
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng tiếp tục muốn biết bạn tự tin điểm gì và có tự biết nhận xét sự thiếu sót của mình hay không.
Cách trả lời:
– Điểm mạnh: Bạn hãy nêu 2 – 3 điểm mạnh liên quan tới công việc đang ứng tuyển. Điều này đòi hỏi bạn cần tìm hiểu kỹ bản mô tả việc làm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ,… của vị trí công việc đang phỏng vấn.
– Điểm yếu: Hãy nói 1 – 2 điểm yếu. Đó sẽ là những điểm mà bạn chưa tự tin. Quan trọng là cách thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất mong muốn và nỗ lực để khắc phục điểm yếu đó nhằm hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
Bạn hãy cho biết mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của mình?
Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn hiểu rõ bạn là người có biết đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mình hay có suy nghĩ thật sự nghiêm túc về định hướng của công việc này không. Và điều đó có thích hợp với mong muốn tại vị trí công việc đang ứng tuyển ở doanh nghiệp họ.
Cách trả lời: Hãy nêu mục tiêu ngắn hạn trong 1 – 2 năm tiếp theo, thích hợp với thực tế, trình độ, liên quan đến vị trí việc làm đang ứng tuyển và đặc biệt phải có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu này. Với sinh viên mới ra trường, bạn hãy trả lời rằng việc trau dồi và học hỏi thêm kinh nghiệm chính là mục tiêu đầu tiên. Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp cần bổ trợ cho nhau và phải liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Trong phần định hướng nghề nghiệp, bạn nên cho người phỏng vấn thấy được rằng việc tham gia ứng tuyển vào vị trí công việc đó là bước quan trọng trên con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn.
Nên tránh: Nêu mục tiêu to lớn xa xôi và không có kế hoạch cụ thể. Các nhà tuyển dụng không đánh giá cao những ứng viên chưa xác định rõ được công việc muốn làm khi đi phỏng vấn.
Hãy nêu mục tiêu ngắn hạn phù hợp với thực tế và khả của mình
Bạn biết gì về công ty của chúng tôi? Vì sao bạn chọn công ty này?
Trong câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết bạn có tìm hiểu nghiêm túc về công ty và vị trí việc làm đang dự tuyển hay không. Và cũng một lần nữa muốn ứng viên tự nhận xét mức độ thích hợp của bản thân với vị trí công việc đó.
Cách trả lời: Trả lời thật ngắn gọn, đầy đủ ý về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và kể một vài lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ nổi bật của công ty. Bạn cần tìm hiểu rõ về công ty và cả công việc mình dự tuyển bằng cách lên website công ty hay diễn đàn hoặc hỏi qua bạn bè. Và quan trọng hơn là bạn cần tranh thủ một lần nữa thể hiện cho họ thấy được những kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm của bạn rất phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm đang ứng tuyển.
Nên tránh: Các ứng viên thường hay trả lời lý do mình chọn công ty bởi có danh tiếng, chế độ phúc lợi tốt,… Tuy nhiên, người phỏng vấn không đánh giá cao ứng viên trả lời hướng này. Một điều tối kỵ tuyệt đối nên tránh là nêu sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh thành sản phẩm, dịch vụ của công ty đang ứng tuyển, hay nêu sai tên công ty, tên của sản phẩm, dịch vụ tại đó.
Bạn biết những gì về việc làm đang ứng tuyển hay không?
Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn đã tìm hiểu về việc làm đang dự tuyển hay chưa. Việc chủ động tìm hiểu các thông tin về tính chất công việc, sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng,… của công ty chính là yếu tố rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong phỏng vấn.
Cách trả lời: Nêu được những ý chính trên bản mô tả công việc. Nêu được các sản phẩm, dịch vụ và cả quy mô, khách hàng mình sẽ phục vụ tại vị trí công việc đó. Các thông tin này ngay trong bản mô tả công việc hay tìm kiếm ở trên mạng. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm một số câu hỏi khác nữa để tìm hiểu kỹ về công việc đang ứng tuyển trước khi đến phỏng vấn.
Nên tránh: Đi phỏng vấn nhưng chưa tìm hiểu về việc làm và công ty. Công ty đang tuyển dụng vị trí làm cho sản phẩm A nhưng ứng viên lại nói ứng tuyển cho sản phẩm B là thật sự thất bại khi phỏng vấn.
Nên tìm hiểu kỹ về công việc, sản phẩm của công ty và công việc đang ứng tuyển
Tại sao bạn ứng tuyển vị trí việc làm này?
Tương tự câu hỏi số 5, nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã tìm hiểu về công việc và có biết tự nhận xét trình độ bản thân có thích hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không.
Cách trả lời: Bạn có thể nói lại điểm mạnh của bản thân mà bạn thấy phù hợp với điều kiện ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được rằng vị trí đó chính là một bước nằm trong kế hoạch định hướng và phát triển nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Hay bạn có thể chia sẻ với họ một vài yếu tố mà bạn thích tại công ty: Lĩnh vực kinh doanh, danh tiếng lãnh đạo,… nhưng hãy nhớ là bạn phải thích và cần tìm hiểu kỹ rồi nhé.
Nên tránh: Trả lời theo kiểu tại vì em đang tìm việc nên thấy công ty tuyển rồi em ứng tuyển công việc này hay hiện tại em đang rất cần một công việc để học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Hãy nhớ rằng, cho dù là một sinh viên mới ra trường nhưng bạn cũng đã có kiến thức và kỹ năng nào đó để “bán” cho các nhà tuyển. Vì thế, bạn bạn chỉ có khái niệm đi TÌM VIỆC chứ đừng nên có khái niệm XIN VIỆC.
Lý do bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ là gì?
Nhà tuyển dụng muốn biết được vì sao bạn nghỉ việc cũ là do tính chất công việc, môi trường không thích hợp hay vì các mâu thuẫn gì đó. Từ đó, họ sẽ đánh giá liệu rằng việc đó có lặp lại tại công việc bạn đang ứng tuyển hay không.
Cách trả lời: Hãy thành thật ở mức độ vừa phải và khéo léo chuyển câu trả lời qua hướng thể hiện rằng bạn hoàn toàn phù hợp với công việc mới này như thế nào. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn không còn muốn tiếp tục công việc cũ nữa bởi ở đó không đáp ứng được định hướng nghề nghiệp của bạn.
Nên tránh: Tuyệt đối không được nói xấu công ty, lãnh đạo hay cả đồng nghiệp cũ. Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào cũng đều có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Và nếu nhận thấy không còn thích hợp nữa hay không thể thích nghi với các giá trị ở đó thì bạn nên tìm cơ hội mới cho mình.
Câu hỏi phỏng vấn thông dụng khi xin việc làm
Bạn mong đợi gì khi ứng tuyển công việc này?
Các ứng viên thường ít có sự chuẩn bị trả lời tốt với câu hỏi này. Nhưng đây là câu hỏi mà người phỏng vấn thường xuyên dùng với mục đích nhận xét xem công việc đang tuyển có đáp ứng được mong đợi của ứng viên hay không. Và đồng thời nhận xét được bạn có “biết người biết ta” không.
Cách trả lời: Nêu cụ thể 2- 3 mong đợi thực tế liên quan tới tính chất công việc, cơ hội để vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đang có của bạn vào công việc. Bạn cũng có thể nói rõ cho nhà tuyển dụng biết được mong muốn được cải thiện thu nhập. Vừa nêu mong đợi nhưng đó cũng là cơ hội để bạn khẳng định thêm lần nữa rằng khả năng đóng góp của bạn cho công nếu được gắn bó.
Nên tránh: Trả lời theo kiểu em không có điều gì mong đợi cả. Bởi như thế nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không có mục tiêu cụ thể. Nếu trình bày mong đợi quá cao siêu thì bạn cần xem xét kỹ trình độ của mình. Tham vọng trong nghề nghiệp thật sự tốt nhưng các nhà tuyển dụng hoàn toàn không thích ứng viên chém gió hay ảo tưởng quá cao.
Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Đây là một câu hỏi rất khá khó, nếu nói cao quá thì bạn sợ mất cơ hội, còn thấp quá thì chính bạn sẽ bị thiệt. Vậy nên trả lời ra sao?
Cách trả lời: Nói cụ thể mức lương bạn mong muốn và mức lương thấp nhất có thể chấp nhận tại vị trí công việc đang ứng tuyển để tránh mất thời gian. Bạn cần biết mình là ai, có khả năng gì và sẽ đóng góp được gì công ty. Hãy tham khảo thêm những anh, chị hay bạn bè đã có kinh nghiệm khi đi làm để có được thông tin cơ bản đối với mức lương trên thị trường lao động tại khi đó.
Nên tránh: Trả lời chung chung như em nghĩ công ty sẽ có mức lương thích hợp với từng vị trí việc làm và công ty đánh giá khả năng của em nên chắc sẽ có mức lương phù hợp cho em.
Hãy tìm hiểu kỹ khi trả lời mức lương mình mong muốn với nhà tuyển dụng
Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Câu hỏi này rất quan trọng để nhà tuyển dụng một lần nữa nhận xét tổng thể về sự chuẩn bị và các mối quan tâm của bạn. Câu trả lời của câu hỏi này sẽ được nhận xét và đối chiếu kỹ so với những câu trả lời trước đó.
Cách trả lời: Hỏi sâu hơn về việc làm, môi trường, nhân viên và cả cấp trên tại vị trí việc làm ứng tuyển. Nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ trên bản mô tả công việc thì đây là cơ hội tốt. Bạn nên hỏi về các khó khăn hay thử thách thường gặp ở công việc đó.
Nên tránh: Hạn chế hỏi các câu chiến lược nếu như bạn chỉ là ứng tuyển cho một vị trí nhân viên. Hãy luôn nhớ rằng việc đặt câu hỏi chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Trước khi hỏi bạn nên xác định rõ rằng mình đang muốn biết thông tin gì, sẽ làm gì với thông tin đó và đặc biệt nên dự đoán câu trả lời. Thông qua cách bạn đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ nhận xét về độ nhạy bén, trình độ giao tiếp và tư duy logic của từng ứng viên.
Trên đây là Top 10 câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất và các chia sẻ về kỹ năng cách trả lời phỏng vấn khi đi xin việc làm mà ReviewTop10 đã tổng hợp. Bạn hãy tham khảo để ghi điểm tốt với nhà tuyển dụng và biết cách phải sao để có được công việc yêu thích. Cùng theo dõi thêm nhiều mẫu hỏi đáp nữa cho từng vị trí công việc khác nhau tại Reviewtop10.vn để tìm kiếm việc làm thành công nhé!
Trên đây là Top 10 câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất và các chia sẻ về kỹ năng cách trả lời phỏng vấn khi đi xin việc làm mà ReviewTop10 đã tổng hợp. Bạn hãy tham khảo để ghi điểm tốt với nhà tuyển dụng và biết cách phải sao để có được công việc yêu thích. Cùng theo dõi thêm nhiều mẫu hỏi đáp nữa cho từng vị trí công việc khác nhau tại Reviewtop10.vn để tìm kiếm việc làm thành công nhé!